Vải thun là vải gì? Phân loại vải thun và đặc điểm của từng loại

vải thun

Với đặc tính co giãn tốt, độ đàn hồi vượt trội, vải thun là chất liệu rất được yêu thích trong lĩnh vực thời trang. Chất liệu này hiện được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất, thiết kế vật dụng nội thất gia đình và may mặc. Vậy điều gì khiến cho chất liệu thun được yêu thích đến vậy? Cùng Vải Thun Sài Gòn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về vải thun là chất liệu gì?

vải thun

1.1. Khái niệm

Vải thun là một loại vải tổng hợp, có độ đàn hồi và co giãn tốt số 1 trong số các loại vải hiện nay. Đây là sự kết hợp của nhiều sợi vải có độ co giãn và các loại vải khác như cotton, nylon, polyester, sợi bông,… Vì có độ đàn hồi tốt cho nên mới có tên là thun. 

1.2. Nguồn gốc 

Vải thun bắt nguồn từ Thế Chiến thứ 2, khi đó các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và tạo ra một loại vải mềm, nhẹ, độ đàn hồi tốt và phải có giá thành thấp. Sau đó, chất liệu có tên là vải thun đã được ra đời sau 10 năm nghiên cứu. 

Vào năm 1952, chất liệu thun đã được cấp bằng sáng chế tại Đức. Nhưng mãi cho tới năm 1962, vải thun mới được giới thiệu rộng rãi ra thị trường hơn bởi doanh nghiệp sản xuất hóa chất Dupont của Mỹ. Chính thì điều này mà thương hiệu Dupont đã đứng đầu toàn cầu về doanh số cũng như sản lượng cung cấp vải co dãn. 

Kể từ đó, chất liệu thun được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như may mặc, phụ kiện thời trang, nội thất,…

2. Khám phá ưu và nhược điểm của vải thun

Như đã nói ở trên, chất liệu thun được kết hợp từ nhiều loại sợi vải như là sợi cotton, sợi spandex để tạo nên độ co giãn tốt. Nhờ có sự kết hợp này mà khi nhắc đến chất liệu thun, người ta nghĩ ngay tới một chất liệu vải có độ bền và độ thoáng khí tốt, người dùng cảm thấy thoải mái, mát mẻ. Bên cạnh đó, chất liệu vải co dãn còn có rất nhiều ưu điểm cũng như có một số hạn chế như sau:

2.1. Ưu điểm 

– Độ co giãn cao: Tỷ lệ sợi spandex có trong loại vải này cao hơn so với các loại vải khác. Vì thế, những trang phục làm từ vải thun luôn mang đến cho người mặc sự thoải mái.

– Độ thoáng khí cao: Trong khi những chất liệu vải khác bị hạn chế khả năng thoáng khí thì những sợi vải spandex lại đảm bảo người mặc sự thoải mái, mát mẻ, nhất là vào mùa hè.

– Độ bền cao: Thành phần chủ yếu của vải thun là sợi tổng hợp. Vì thế, vải luôn bền đẹp và tuổi thọ cao.

– Màu sắc đa dạng: Vải khi nhuộm cho lên màu chuẩn và cho màu sắc vô cùng phong phú. Không chỉ thế, vải thun còn cho phép thiết kế trên bề mặt vải để tạo kiểu, tạo điểm nhấn trong thiết kế trang phục, phụ kiện,…

2.2. Nhược điểm

– Mặc dù có độ thoáng khí tốt nhưng vải thun có độ thấm hút mồ hôi kém. 

– Nhanh nhàu, giãn nếu không biết cách bảo quản.

3. Các loại vải thun hiện nay

Được gọi chung là vải thun nhưng trên thực tế có rất nhiều loại vải co dãn khác nhau. Tùy thuộc vào tỷ lệ sợi bên trong của vải, cách dệt, người ta phân biệt thành các loại vải co dãn khác nhau. Dưới đây là 7 loại vải thun được dùng phổ biến:

3.1. Vải thun cotton

vải thun cotton

Thun cotton là loại vải được dệt 100% bằng sợi bông nguyên chất, không pha thêm thành phần nào khác. Ưu điểm của loại vải cotton này là khả năng thấm hút ẩm tốt, cho người mặc cảm giác mềm mại và thoải mái. Vì thế, chất liệu này thường được sử dụng để làm trang phục cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

3.2. Thun CVC

thun cvc

Vải CVC còn được gọi là thun 65/35, với thành phần chính là 65% cotton và 35% polyester. Sự kết hợp này giúp cho vải không bị nhăn như vải cotton nguyên chất. Vải CVC đảm bảo độ hút ẩm, tính co giãn tốt và có mức giá rẻ hơn so với vải cotton.

3.3. Thun TC

kết hợp bởi 35% sợi cotton và 65% sợi polyester

Ngược lại với thun CVC, chất liệu thun TC hay thun 35/65 được kết hợp bởi 35% sợi cotton và 65% sợi polyester. Tỷ lệ PE nhiều hơn cho nên vải thun TC rất ít nhăn và độ bền cao. Bên cạnh đó, thun TC còn có độ thấm hút ở mức khá, chất lượng tốt và giá thành rẻ.

3.4. Vải thun PE

 được dệt từ sợi polyester

Loại vải này được dệt từ sợi polyester, có độ bền cao, không nhăn, dễ giặt và dễ bảo quản. Thun PE vừa có khả năng co giãn 2 chiều lại vừa giá thành rẻ. Vì thế,  loại thun PE thường được lựa chọn nhiều hơn so với các loại vải khác.

3.5. Thun lạnh

thun lạnh

Chất liệu thun lạnh được làm hoàn toàn từ sợi Polyetylen. Có một số đơn vị sản xuất sẽ bổ sung thêm khoảng từ 2 – 5% sợi bông để vải mềm và trơn hơn. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được loại vải này khi nhìn vào bề mặt trơn láng, chống thấm nước, co giãn thấp. Đặc điểm của thun lạnh là không xù sau quá trình sử dụng dài.

3.6. Vải thun tăm

vải thun tăm

Đây là loại vải được ưa chuộng sử dụng bởi kiểu dáng và thiết kế. Điểm nổi bật của thun tăm nằm ở các đường kẻ dọc trên bề mặt vải. Loại vải này được kết hợp từ polyester và spandex cho độ bền cao, khả năng chống biến dạng tốt. 

3.7. Thun gân

thun gân

Thun gân còn được gọi với tên khác là vải borip. Đây là loại vải thun chất lượng cao, bề mặt có nhiều đường rãnh gân chạy dọc. Loại vải này có độ co giãn rất tốt cho nên cũng thường được ưa chuộng sản xuất trong nhiều lĩnh vực.

4. Địa chỉ mua vải thun chất lượng cao, giá hợp lý

Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp vải đáng tin cậy và uy tín thì Vải Thun Sài Gòn là một sự gợi ý hoàn hảo cho bạn. Vải Thun Sài Gòn có gì?

Chúng tôi có quy mô rộng lớn bao gồm: 

– Vốn đầu tư hơn 15 triệu USD.

– Nhiều nhà máy hiện đại tại Củ Chi và Long An.

– Nhà máy dệt hơn 10.000m2.

– Nhà máy nhuộm đến 6.8000m2.

– Văn phòng trưng bày, kinh doanh rộng 5.000m2. 

Ngoài ra, Vải Thun Sài Gòn còn sở hữu đội ngũ nhân sự với hơn 20 năm kinh nghiệm sản xuất. Tự hào là đơn cung cấp vải chất lượng cao, an toàn và thân thiện với sức khỏe của người dùng cũng như môi trường. Vải Thun Sài Gòn luôn cung cấp mức giá tốt, tiết kiệm, mức giá thấp hơn từ 10-30% so với thị trường. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về vải thun – loại vải được ưa chuộng sử dụng phổ biến và có tính ứng dụng cao hiện nay. Vải Thun Sài Gòn mong rằng những thông tin trên hữu ích và giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức khi muốn mua loại vải phù hợp với nhu cầu. Truy cập vaithunsaigon.com để hiểu hơn về chúng tôi!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *